Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản uống loại nào thì tốt?

Sử dụng thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản vẫn là lựa chọn hàng đầu để trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh và ngăn ngừa tái phát. Tuy nhiên, với vô vàn loại thuốc đang có mặt trên thị trường, gồm cả thuốc có nguồn gốc rõ ràng và thuốc kém chất lượng, khiến người bệnh hoang mang và lo lắng hơn cho sức khỏe của mình. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số lời khuyên nhằm giúp bạn tỉnh táo hơn trong việc lựa chọn thuốc trị trào ngược dạ dày.

Các loại thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản

1. Thuốc điều trị trào ngược dạ dày Tây y

Thuốc trị trào ngược dạ dày Tây y vốn được xem như con dao hai lưỡi. Với công dụng nhanh chóng, giúp giảm nhanh các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, tức ngực, miệng đắng,… do căn bệnh trào ngược gây ra. Thế nhưng nó lại để lại nhiều tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài và không thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh, khiến bệnh nhanh tái phát. Bao gồm các nhóm thuốc chống trào ngược dưới đây:

  • Thuốc làm giảm axit dạ dày (hay còn là thuốc giảm dư thừa axit dạ dày)

Có công dụng trung hòa axit dạ dày. Dùng cho những bệnh nhân bị trào ngược do axit dịch vị. Một số loại thuốc trung hòa axit thường được bác sĩ kê đơn như: phospholugel, gastropulgite, Maalox, Kremil s,…

Ưu điểm: Giảm nhanh cơn đau tức thời, nhất là chứng đầy bụng, khó tiêu.

Nhược điểm: Thời gian tác dụng ngắn (chỉ trong vòng 3 tiếng đồng hồ). Gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, ví dụ như:

– Dùng quá liều gây giảm tiết axit quá mức ở dạ dày, chức năng tiêu hóa bị đảo lộn (có thể kích thích tiết axit nhiều hơn)

– Ảnh hưởng đến sự hấp thu của các loại thuốc uống cùng

– Thuốc có nhóm chất nhôm hydroxyd thì gây táo bón, còn thuốc có magie hydroxyd thì lại nhuận tràng và có thể gây tiêu chảy

  • Thuốc kháng thụ thể H2 – Histamine

Điển hình của nhóm thuốc điều trị trào ngược dạ dày này là cimetidin, sau này có thêm một số loại như: zantac, ranitidin, famotidin. Nhóm thuốc này chỉ dùng điều trị về đêm và phải đi kèm với nhóm thuốc PPIs thì mới hiệu quả.

Ưu điểm: Ngăn tiết axit dạ dày hơn nhóm thuốc giảm dư thừa axit

Nhược điểm: tỷ lệ bệnh nhân tái phát cao, chỉ sau 6 tháng đến 1 năm sử dụng là hơn 50% số người bệnh bị tái phát. Đồng thời, xảy ra một số tác dụng phụ:

– Đau đầu, chóng  mặt

– Buồn nôn, nôn

– Suy giảm chức năng tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón

– Men gan tăng

– Một số trường hợp bị liệt dương

  • Thuốc ức chế bơm Proton (hay còn gọi là PPIs)

Những loại thuốc trào ngược dạ dày thực quản được sử dụng phổ biến trong nhóm thuốc này là: nexium, lansoprazol, losec, pantoloc,…

Ưu điểm: Hơn 90% người dùng nhận thấy hiệu quả khi giảm các triệu chứng sau 8-12 tuần điều trị

Nhược điểm:

– Không hiệu quả đối với những bệnh nhân không bị trào ngược dạ dày thực quản do dư thừa axit

– Đau bụng, nhức đầu, tiêu chảy

– Nếu dùng lâu: giảm sự chắc khỏe xương, nhiễm trùng đường ruột, giảm nồng độ vitamin B12 trong máu

2. Thuốc điều trị trào ngược dạ dày thuốc Nam

Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc Nam vốn được dân gian sử dụng khá ưa chuộng vì nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên và an toàn. Nếu duy trì lâu dài thì không hề bị tác dụng phụ, lành tính, tiết kiệm. Tuy nhiên lại đem lại hiệu quả chậm so với những phương pháp khác (khoảng 3 tháng) và khó dứt điểm.

Một số bài thuốc Nam dùng cho điều trị trào ngược dạ dày có thể kể đến như:

  • Lá trầu không
  • Gừng
  • Nghệ
  • Mật ong
  • Nha đam
  • Hoa cúc
  • Lá đu đủ
  • Thì là
  • Húng tây
  • V.v….

3. Thuốc điều trị trào ngược dạ dày Đông y

Theo Đông y, thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản phải điều trị tận gốc – tức là giải quyết được nguyên nhân bệnh để ngăn tái phát. Điều này dựa trên một số nguyên tắc cơ bản sau:

  • Tiêu viêm: làm lành vết thương trên niêm mạc dạ dày thực quản
  • Kiện tì vị: tăng khả năng co bóp, tiêu hóa thức ăn của dạ dày
  • Giáng khí: đẩy lùi sự trào ngược dạ dày thực quản


Tùy theo triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh mà thầy thuốc sẽ kê đơn cho mỗi bệnh nhân khác nhau. Có thể kể tên một số loại thuốc dùng trong điều trị trào ngược dạ dày như: đương quy, hoài sơn, trần bì, hoàng kỳ, bạch truật, lá đắng,…

Tuy nhiên, với thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản bằng Đông y, người bệnh phải mất thời gian và công sắc thuốc, mùi vị cũng khá khó uống. Đáng lo ngại hơn, một thực trạng đáng báo động hiện nay đó là rất nhiều đơn vị mạo danh thầy thuốc online để bán thuốc giả, thuốc kém chất lượng khiến nhiều người bệnh tiền mất tật mang, thậm chí gây nguy hiểm đến cả tính mạng.

Vì vậy, bệnh nhân cần hết sức tỉnh táo và thận trọng khi quyết định chọn lựa và sử dụng một loại thuốc trào ngược dạ dày. Phải là thuốc với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đạt chuẩn, an toàn và hiệu quả.

Vậy thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản loại nào tốt?

xem them tai : https://anvitra.vn/thuoc-tri-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-uong-loai-nao-thi-tot/