Phân biệt ho do trào ngược dạ dày với các bệnh hô hấp khác

Bạn đang bị cơn ho dai dẳng hành hạ, nhất là vào sau bữa ăn và ban đêm. Bạn không biết mình bị ho do trào ngược dạ dày hay vì bệnh nào đó? Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho bạn nguyên nhân và cách điều trị khi bị ho trào ngược dạ dày.

Hiểu về bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là khi dịch vị từ dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản qua cơ thắt thực quản dưới. Cơ thắt thực quản dưới giống như một “cánh cổng” được đóng lại để chặn dịch vị bị trào ngược, nhưng ở ngược bị bệnh trào ngược dạ dày thì cơ thắt này lại thường xuyên mở. Điều này gây ra những triệu chứng làm mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của người bệnh.

Một số triệu chứng của bệnh trào ngược bao gồm:

  • Ợ hơi
  • Ợ nóng, ợ chua
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau tức ngực
  • Khó nuốt
  • Đắng miệng
  • Nhiều nước bọt
  • Khàn giọng, đau họng, ho

Nguyên nhân ho do trào ngược dạ dày

Khi cơ thắt thực quản dưới thường xuyên bị mở ra, khiến chất dịch từ dạ dày trào ngược lên cổ họng, mũi, tai và tràn cả vào thanh quản, phổi.

Nguyên nhân xảy ra tình trạng ho do trào ngược dạ dày hay các bệnh viêm họng, viêm tai liên quan đến đường hô hấp là do dịch axit từ dạ dày bị đẩy lên hầu họng theo 2 cơ chế:

  • Thứ nhất: dịch vị dạ dày bị trào ngược lên hầu họng quá nhiều khiến cho niêm mạc hầu họng bị kích thích. Thực tế, niêm mạc họng rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Việc quá nhiều axit tấn công gây tổn thương thì sẽ khiến cổ họng bạn bị đau rát, ho và khó nuốt.
  • Thứ hai: khi dịch vị tràn vào thực quản, gây kích thích thần kinh, khiến cơ thắt thực quản dưới đóng mở thất thường. Điều này làm tăng áp lực lên thành dạ dày. Do đó, axit thường xuyên bị trào ngược.

Ho do trào ngược dạ dày có gì khác với ho do viêm tai mũi họng

Ho trào ngược dạ dày thực quản có những đặc điểm khác với ho do viêm tai mũi họng. Cách điều trị cũng khác nhau. Trong điều trị trào ngược dạ dày, cần kết hợp kết quả nội soi, kết quả khám tai mũi họng và kết quả khám tiêu hóa thì mới đưa ra được phác đồ điều trị đúng, an toàn và hiệu quả nhất.

Ho, viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản khác hẳn với ho do viêm phế quản, phương pháp điều trị cũng khác nhau. Với các bệnh nhân bị trào ngược, điều trị cần kết hợp phác đồ của các bác sĩ tiêu hóa, bác sĩ nội soi với bác sĩ tai mũi họng mới đạt được hiệu quả cao.

Cách điều trị khi bị ho do trào ngược dạ dày

xem them tai :https://anvitra.vn/phan-biet-ho-do-trao-nguoc-da-day-voi-cac-benh-ho-hap-khac/